Bạn có ý định muốn mua oto trả góp, nhưng vẫn chưa hiểu rõ về hình thức mua xe này có những ưu điểm gì, có nên mua xe trả góp không, nếu mua xe trả góp sẽ gồm những thủ tục gì?
Trọn vẹn những gì bạn cần biết về hình thức mua xe trả góp sẽ được chúng tôi triển khai dưới bài viết, mời bạn tham khảo.
1. Các tiêu chí để lựa chọn ngân hàng vay mua xe ô tô
Trước tiên bạn cần lựa chọn được ngân hàng để vay mua ô tô hợp lý nhất. Để lựa chọn được ngân hàng vay phù hợp, bạn có thể áp dụng lựa chọn theo các tiêu chí dưới đây:
Tiêu chí về hình thức vay
Hiện nay có hai hình thức vay là:
- Tự làm hồ sơ: Khác hàng tự làm hồ sơ vay ở ngân hàng rồi trực tiếp đến đại lý mua xe. Cách này người vay có thể chủ động nhưng nếu không am hiểu quy trình vay và các thủ tục liên quan thì mất khá nhiều thời gian
- Nhân viên đại lý liên kết cùng ngân hàng làm hồ sơ: Khách hàng mau xe trực tiếp tại đại lý và nhân viên bán hàng sẽ là trung gian giữa ngân hàng và người mua. Cách này người vay sẽ không tham gia nhiều vào khâu làm hồ sơ vay.
Như vậy, nếu bạn không am hiểu về quy trình làm thủ tục, cũng như không có thời gian thì tốt nhất nên chọn cách 2.
Tiêu chí về lãi suất vay
Tất nhiên là nên chọn ngân hàng cho vay với mức lãi suất thấp, phù hợp với khả năng tài chính của bạn.
Thông thường, mức chênh lệch về lãi suất giữa các ngân hàng không quá cao, mặt bằng lãi suất cho vay mua ô tô trả góp tại các ngân hàng hiện nay khoảng 10,5%.
Quan trọng là bạn cần tìm hiểu mức lãi suất đó là mức lãi suất cố định hay thả nổi.
Thực tế là nhiều ngân hàng quảng cáo cho vay mua ô tô với mức ưu đãi chỉ từ 7-8%/năm thậm trí là còn thấp hơn để lôi kéo khách hàng. Tuy nhiên mức lãi suất đó chỉ được áp dụng từ 3-6 tháng, sau thời gian này thì mức lãi suất sẽ được thả nổi theo thị trường, lên tới 10-12/năm. Vì thế, nếu bạn vay số tiền hàng trăm triệu thì việc điều chỉnh này sẽ ảnh hưởng lớn đến khả năng trả nợ.
Bên cạnh đó, một số ngân hàng quảng cáo mức lãi suất thấp chỉ 0,95-1,1%/ năm, nhưng cần lưu ý với các loại phí như phí mở tín dụng, phí quản lý tín dụng, phí công chứng, phí trả nợ trước hạn…. thường những loại phí trên tư vấn viên không nói từ đầu. Nếu bạn không hỏi kỹ thì sau khi vay, các loại phí này thường được tính bằng %/năm, nhưng người vay lại phải đóng tiền ngay. Vì vậy, khi vay khách hàng nên tính toán trước về lãi suất và các khoản phí với nhân viên ngân hàng, tránh phát sinh các phí sau khi làm hồ sơ vay.
Ngoài ra, một số ngân hàng có mức lãi suất hấp dẫn nhưng điều kiện vay vốn lại khó khăn, yêu cầu hồ sơ vay đòi hỏi những tiêu chí rất cao khiến người mua xe khó được duyệt khoản vay này.
Do đó, khi lựa chọn tiêu chí lãi suất, bạn nên dựa vào thực tế hồ sơ vay của bạn như thế nào, sau đó hãy quyết định chọn ngân hàng để gửi hồ sơ.
Một bộ hồ sơ vay khi gửi qua các ngân hàng đều có công đoạn kiểm tra lịch sử dụng (CIC) và hệ thống đều lưu lại các lần kiểm tra này, nếu các ngân hàng thấy hồ sơ khách hàng kiểm tra thông tin CIC nhiều lần trong khoảng thời gian gần, họ sẽ ái ngại hơn về việc quyết định dịch duyệt khoản vay cho khách, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến việc được cấp tín dụng để mua xe của quý khách hàng.
Tiêu chí về thời hạn cho vay
Bạn nên chọn ngân hàng có thời hạn cho vay dài để giảm áp lực trả nợ, có thời gian xoay trở để trả lãi và gốc, tuy nhiên cần cân nhắc và tính toán kỹ khả năng trả nợ, bởi nếu trả sớm hơn hoặc muộn hơn đều bị phạt.
Nhiều ngân hàng không ghi rõ mức phạt trong hợp đồng, nhưng có nơi đang áp dụng phí phạt trả sớm bằng số tiền gốc còn lại nhân với 2%.
Tiêu chí về thế mạnh ngân hàng
Nên chọn các ngân hàng có thế mạnh về lĩnh vực cho vay mua xe hơi. Thông thường những ngân hàng này sẽ chạy rất nhiều các chiến dịch quảng bá rầm rộ về lĩnh vực này.
Bởi nếu một ngân hàng tập trung chuyên về một lĩnh vực nào đó thì đồng nghĩa với việc ngân hàng sẽ quảng bá nhiều hơn, có chiến lược rõ ràng với từng phân khúc khách hàng, chú trọng về chất lượng dịch vụ và có nhiều ưu đãi hơn.
2. Hồ sơ cần chuẩn bị để mua xe trả góp
Đối với hồ sơ cần chuẩn bị thì các tổ chức tài chính đều có yêu cầu gần như giống nhau, chỉ có 1 số chỗ tùy theo quy định riêng mà đòi hỏi thêm 1 số giấy tờ khác.
Đối với khách hàng cá nhân cần chuẩn bị:
- Bản sao hộ khẩu
- Bản sao CMND/CCCD
- Giấy chứng nhận độc thân hoặc giấy kết hôn.
- Chứng minh thu nhập bằng: tài khoản cá nhân, sổ tiết kiệm, hợp đồng lao động, bảng lương
- Cá nhân sở hữu tài sản có giá trị: nhà cửa, đất đai, máy móc, dây chuyền nhà máy, nhà xưởng, các loại ô tô …
- Hợp đồng cho thuê nhà, thuê xưởng, thuê xe, giấy góp vốn, cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu.
- Nếu cá nhân có công ty riêng mà thu nhập chủ yếu từ công ty thì cần chuẩn bị thêm: giấy phép kinh doanh, báo cáo tài chính, báo cáo thuế, bảng lương, bảng chia lợi nhuận từ công ty.
- Hoá đơn chi phí cá nhân các tháng gần nhất: hóa đơn tiền điện thoại, chi phí giao dịch làm ăn.
- Đơn xin vay vốn Ngân hàng và phương án trả lãi (theo mẫu của Ngân Hàng).
Đối với khách hàng Công ty & Doanh nghiệp
- Giấy phép kinh doanh
- Giấy bổ nhiệm Giám đốc, bổ nhiệm kế toán trưởng
- Giấy đăng ký sử dụng mẫu dấu (bản copy)
- Mã số thuế
- Báo cáo thuế 01 năm gần nhất.
- Báo cáo hoá đơn VAT 01 năm gần nhất.
- Báo cáo tài chính 01 năm gần nhất.
- Điều lệ công ty
- Biên bản họp của hội đồng quản trị
- Hợp đồng kinh tế đầu ra, đầu vào
- Giấy sở hữu cơ sở vật chất: nhà máy, máy móc, dây chuyền, thiết bị, nhà xưởng, ôtô khác
- Đơn xin vay vốn ngân hàng và phương án trả lãi (theo mẫu của Ngân Hàng).
3. Quy trình làm thủ tục hồ sơ vay mua xe
- Khách hàng chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo hướng dẫn của nhân viên tín dụng.
- Nhân viên thẩm định đến tận nhà để thẩm định và lấy hồ sơ.
- Sau khi có giấy tài trợ tín dụng và hồ sơ xe. Khách hàng phải tiến hành đóng tiền xe và chi phí làm thủ tục đăng ký xe.
- Khi có biển số xe và có giấy hẹn, khách hàng lên ngân hàng ký hợp đồng tín dụng, đóng phí hành chính và giấy nhận nợ của ngân hàng.
- Khi tiền chuyển khoản của ngân hàng vào tài khoản của Đại lý mua xe, thì khách hàng mang theo CMND và giấy giới thiệu lên nhận xe, ký biên bản bàn giao xe với giấy tờ xe hợp lệ theo pháp luật.
- Khi có giấy đăng ký xe, Ngân hàng sẽ đi đăng ký và sao y cho khách hàng một bản để sử dụng.
- Trường hợp khách mua qua Công ty cho thuê tài chính thì khách hàng đóng tiền xe tại Công ty cho thuê tài chính. Chi phí đăng ký xe khách hàng phải chịu, Biên bản bàn giao xe 03 bên cùng ký để công ty cho thuê tài chính giải ngân cho hãng xe.
- Trường hợp khách hàng mua xe trả góp thì chi phí Dịch vụ đi đăng ký xe do khách hàng chịu.
Hy vọng thông qua bài viết bạn đã có câu trả lời cụ thể cho câu hỏi “có nên mua xe trả góp không?”. Khi quyết định mua xe trả góp sẽ lựa chọn được ngân hàng vay phù hợp, chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ, hiểu rõ thủ tục làm hồ sơ vay mua xe để quá trình mua xe trả góp thuận lợi nhất.